views
Tác phẩm người bán mía trước cổng đền trước năm 1915 nằm trong hơn 30 ảnh đen trắng về phố phường, cảnh buôn bán của Hà Nội xưa được giới thiệu tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm từ ngày 21/4 đến 3/6. Sự kiện thuộc khuôn khổ Biennale Nhiếp ảnh Quốc tế Photo Hanoi'23 do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức, đưa khán giả ngược dòng thời gian trở về Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Tác phẩm người bán mía trước cổng đền trước năm 1915 nằm trong hơn 30 ảnh đen trắng về phố phường, cảnh buôn bán của Hà Nội xưa được giới thiệu tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm từ ngày 21/4 đến 3/6. Sự kiện thuộc khuôn khổ Biennale Nhiếp ảnh Quốc tế Photo Hanoi'23 do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức, đưa khán giả ngược dòng thời gian trở về Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Hàng bán đồ ăn hấp chín vào năm 1930. Tác phẩm tại triển lãm do các nhiếp ảnh gia Pháp thực hiện khi đến Việt Nam giai đoạn 1915-1955.
Hàng bán đồ ăn hấp chín vào năm 1930. Tác phẩm tại triển lãm do các nhiếp ảnh gia Pháp thực hiện khi đến Việt Nam giai đoạn 1915-1955.
Một cửa hàng bán nước chanh ở lề đường năm 1930.
Một cửa hàng bán nước chanh ở lề đường năm 1930.
Gánh hàng hoa quả và mía trong khu phố cổ trước năm 1930. Theo mô tả của Baron - một du khách người Anh đến Hà Nội thế kỷ 17: "Thăng Long có nhiều chợ nhưng vẫn có người bán hàng rong. Họ bán các mặt hàng do chính họ làm ra".
Gánh hàng hoa quả và mía trong khu phố cổ trước năm 1930. Theo mô tả của Baron - một du khách người Anh đến Hà Nội thế kỷ 17: "Thăng Long có nhiều chợ nhưng vẫn có người bán hàng rong. Họ bán các mặt hàng do chính họ làm ra".
Những phụ nữ bán hàng ăn trên các đôi quang gánh ở vỉa hè trước năm 1932.
Những phụ nữ bán hàng ăn trên các đôi quang gánh ở vỉa hè trước năm 1932.
Cảnh bán hoa bên lề đường gần chợ Đồng Xuân năm 1951. Chợ được xây dựng từ năm 1890 để gom chợ Bạch Mã, Cầu Đông, trở thành một trong những chợ lớn nhất thời bấy giờ. Bài "Xẩm chợ Đồng Xuân" có viết: "Hà Nội như động tiên sa/ Sáu giờ tắt hết đèn xa đèn gần/ Vui nhất có chợ Đồng Xuân/ Mùa nào thức nấy, xa gần xem mua".
Cảnh bán hoa bên lề đường gần chợ Đồng Xuân năm 1951. Chợ được xây dựng từ năm 1890 để gom chợ Bạch Mã, Cầu Đông, trở thành một trong những chợ lớn nhất thời bấy giờ. Bài "Xẩm chợ Đồng Xuân" có viết: "Hà Nội như động tiên sa/ Sáu giờ tắt hết đèn xa đèn gần/ Vui nhất có chợ Đồng Xuân/ Mùa nào thức nấy, xa gần xem mua".
Phố Hàng Than năm 1951 có nhiều xe ngựa, xích lô và phụ nữ quảy quang gánh tấp nập. Thời kỳ Pháp thuộc, nơi đây được đặt tên là Rue du Charbon, gồm những ngôi nhà cổ kính và có nhiều đình chùa.
Phố Hàng Than năm 1951 có nhiều xe ngựa, xích lô và phụ nữ quảy quang gánh tấp nập. Thời kỳ Pháp thuộc, nơi đây được đặt tên là Rue du Charbon, gồm những ngôi nhà cổ kính và có nhiều đình chùa.
Những người bán hàng rong nghỉ ngơi gần chợ Đồng Xuân năm 1951. Theo Olivier Tessier (Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp) - học giả từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa Việt Nam, những gánh hàng rong ngày trước chủ yếu đến từ các làng phụ cận Hà Nội.
Những người bán hàng rong nghỉ ngơi gần chợ Đồng Xuân năm 1951. Theo Olivier Tessier (Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp) - học giả từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa Việt Nam, những gánh hàng rong ngày trước chủ yếu đến từ các làng phụ cận Hà Nội.
Những đứa trẻ bán nước siro lựu gần chợ Đồng Xuân năm 1951. Paul Bourde - thông tin viên Thời báo ở Bắc Kỳ năm 1883 - mô tả: "Hà Nội không có chợ mái che, cũng không có nơi quy định để họp chợ. Cả thành phố biến thành một cái chợ mênh mông ngoài trời. Cứ sáu ngày lại có một phiên chợ. Lái buôn, thợ thủ công đủ các loại từ làng mạc xung quanh kéo tới. Mặt phố tràn ngập người".
Những đứa trẻ bán nước siro lựu gần chợ Đồng Xuân năm 1951. Paul Bourde - thông tin viên Thời báo ở Bắc Kỳ năm 1883 - mô tả: "Hà Nội không có chợ mái che, cũng không có nơi quy định để họp chợ. Cả thành phố biến thành một cái chợ mênh mông ngoài trời. Cứ sáu ngày lại có một phiên chợ. Lái buôn, thợ thủ công đủ các loại từ làng mạc xung quanh kéo tới. Mặt phố tràn ngập người".
Quầy bán mứt trong tết Ất Mùi 1955. Đây là Tết đầu tiên sau khi thực dân Pháp bị đánh đuổi hoàn toàn khỏi Việt Nam.
Quầy bán mứt trong tết Ất Mùi 1955. Đây là Tết đầu tiên sau khi thực dân Pháp bị đánh đuổi hoàn toàn khỏi Việt Nam.
Khu hàng bán cá ở chợ năm 1955. Mọi người đựng cá trong rổ, thúng, mẹt đan bằng tre và dùng dây lạt hoặc lá để đựng cá.
Khu hàng bán cá ở chợ năm 1955. Mọi người đựng cá trong rổ, thúng, mẹt đan bằng tre và dùng dây lạt hoặc lá để đựng cá.
Mọi người đang ăn phở gánh ở gần hồ Hoàn Kiếm.
Bà Isobelle (62 tuổi, Pháp) nói thích thú khi chiêm ngưỡng những hình ảnh Hà Nội thời xưa. "Sau hàng chục năm, mọi thứ đã khác biệt quá nhiều. Khi ấy mọi thứ trông còn đơn sơ nhưng yên bình. Đặc biệt, có một điều đến giờ không thay đổi là những gánh hàng rong trên đường phố. Tôi từng mua trái cây và cốm của họ, thật sự thú vị", bà Isobelle nói.
Mọi người đang ăn phở gánh ở gần hồ Hoàn Kiếm.
Bà Isobelle (62 tuổi, Pháp) nói thích thú khi chiêm ngưỡng những hình ảnh Hà Nội thời xưa. "Sau hàng chục năm, mọi thứ đã khác biệt quá nhiều. Khi ấy mọi thứ trông còn đơn sơ nhưng yên bình. Đặc biệt, có một điều đến giờ không thay đổi là những gánh hàng rong trên đường phố. Tôi từng mua trái cây và cốm của họ, thật sự thú vị", bà Isobelle nói.
Hiểu Nhân
Ảnh: Photo Hanoi'23
Comments
0 comment