views
Trong quá trình lái xe, rất nhiều tình huống khẩn cấp có thể xảy ra và điều này đặc biệt nguy hiểm khiến người điều khiển xe có thể bị hoảng loạn. Vì vậy, Powersteam muốn chia sẻ với các bạn 6 tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô và cách xử lý an toàn nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục nội dung
- Xe ô tô bị nổ lốp – tình huống khẩn cấp khi lái xe dễ gặp phải
- Xe ô tô bị mất thắng – Tình huống khẩn cấp khi lái xe nguy hiểm
- Lái xe ô tô trong điều kiện mưa bão
- Tình huống khẩn cấp khi lái xe lệch khỏi làn đường
- Xe đột ngột mất lái thực sự nguy hiểm
- Xe hơi có mùi và khói bốc lên từ nắp capo
Xe ô tô bị nổ lốp – tình huống khẩn cấp khi lái xe dễ gặp phải
Trường hợp xe hơi bị nổ lốp là một trong những tình huống nguy hiểm khi lái xe. Đòi hỏi người điều khiển xe phải giữ bình tĩnh và thực hiện các biện pháp an toàn. Lúc này, hãy giữ chặt tay lái và cố gắng điều khiển xe di chuyển đúng hướng nhất có thể. Sau đó, bạn cần đạp chân ga trong khoảng vài giây. Rồi sau đó từ từ nhả chân ga dần dần, đánh lái vào lề và gọi ngay cho dịch vụ cứu hộ.
Lưu ý: Không sử dụng phanh vào lúc này vì sẽ dễ gây lật xe.
Đây là tình huống nguy hiểm nhất khi lái xe ô tô trên đường, khiến người lái xe không có đủ thời gian để phản ứng và rất dễ gây ra tai nạn nghiêm trọng. Có hai phương pháp để xử lý tình huống xe ô tô bị mất phanh: Phanh bằng động cơ (về số thấp) và phanh khẩn cấp (phanh tay).
Phanh bằng động cơ (về số thấp): Phương pháp này yêu cầu người lái xe phải cơ động làm việc ở cấp số để giảm vận tốc của xe. Điều này đơn giản là chuyển xe về số thấp (D1, D2, D3, L) để giảm tốc độ xe.
Phanh khẩn cấp (phanh tay): Phương pháp này yêu cầu người lái xe phải cẩn trọng hơn khi sử dụng vì phanh tay chỉ có thể dừng xe an toàn ở tốc độ thấp. Nếu sử dụng phanh tay không đúng cách, nó cũng có thể khiến xe bị văng sang một bên.
Đây là tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô thường gặp phải. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi lái xe trong mưa bão, hãy áp dụng các kỹ thuật sau đây:
Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác: Điều này sẽ giúp bạn chủ có đủ thời gian để xử lý một cách an toàn.
Quan sát và đi theo xe phía trước:
Hãy cố gắng quan sát đường và xe đi phía trước. Để tránh những trở ngại trên đường, như vũng nước hoặc chướng ngại vật.
Giảm tốc độ lái xe:
Khi mưa bão, đường trơn trượt và tầm nhìn giảm sút. Do đó, bạn nên giảm tốc độ lái xe để đảm bảo an toàn cho mình và người tham gia giao thông.
Sử dụng đèn Cos hoặc đèn sương mù:
Để tăng khả năng quan sát trên đường, hãy sử dụng đèn Cos hoặc đèn sương mù. Không nên sử dụng đèn pha ở những nơi đông người, khu đô thị.
Tránh lái xe qua vùng ngập nước:
Điều này rất nguy hiểm cho việc lái xe, do đó bạn nên tránh những khu vực bị ngập nước. Không nên lái xe qua những vùng nước sâu hơn nửa lốp xe.
Hạn chế phương tiện đi ngược chiều:
Tránh đi gần phương tiện đi ngược chiều để không bị hất nước vào xe gây nguy hiểm cho xe và tài xế.
Không khởi động xe nếu xe bị chết máy:
Nếu xe bị chết máy trong mưa bão, hãy đóng chặt cửa xe. Liên hệ ngay với đội cứu hộ để đưa xe ra khỏi vùng ngập nước một cách an toàn nhất.
Khi điều khiển xe ô tô, chúng ta có thể gặp phải tình huống xe lệch khỏi làn đường. Đặc biệt là khi phải tránh xe đối diện trên đường nhỏ hoặc trong quá trình ôm cua. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn không nên sử dụng phanh để tránh gây ra nguy hiểm. Thay vào đó, hãy giảm ga một cách từ từ. Đồng thời đánh lái với góc nhỏ để đưa xe trở lại đúng làn đường.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loại xe ô tô đã được trang bị tính năng hỗ trợ giữ làn đường. Nếu tài xế xảy ra trường hợp lệch làn đường, hệ thống sẽ phát ra cảnh báo. Nếu không nhận được phản hồi nào từ tài xế, ô tô sẽ tự động kích hoạt chức năng đánh lái tự động. Để đưa xe trở lại đúng làn đường của mình.
Khi xe đột ngột mất lái, người lái không thể điều khiển được vô lăng theo ý muốn, rất dễ dẫn đến tai nạn liên hoàn. Nguyên nhân của tình huống này có thể do người lái không tỉnh táo, mất tập trung. Hoặc do các vấn đề liên quan đến hệ thống lái, phanh hoặc bánh xe.
Để xử lý tình huống này, người lái cần giữ bình tĩnh và xử lý tùy theo tình hình đường đi. Nếu đoạn đường phía trước khô ráo và vắng vẻ, người lái cần đạp phanh gấp để dừng xe ngay lập tức. Trong trường hợp đường trơn, người lái cần rà phanh để giữ vững hướng đi. Đồng thời cần phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn hoặc còi để thông báo cho các phương tiện khác.
Hiện tượng này thường xảy ra khi nước làm mát chảy vào động cơ hoặc khi cổ xả của động cơ bị dầu xâm lấn. Đây là tình huống khẩn cấp khi lái xe mà bạn có thể gặp phải.
Nếu chủ xe có thể kiểm tra và phát hiện được nguyên nhân chính xác là một trong hai trường hợp trên. Thì tài xế có thể tự điều khiển xe tiếp tục đến gara để được sửa chữa.
Tuy nhiên, nếu không phải thì tài xế nên dừng ngay xe và gọi ngay cho dịch vụ cứu hộ để được hỗ trợ. Tránh việc tự ý khắc phục dẫn đến tình trạng hư hỏng nặng thêm.
Tóm lại, để đề phòng và hạn chế những rủi ro ở trên, bạn cần phải đảm bảo chế độ chăm sóc xe, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Đồng thời luôn học hỏi, dự phòng các tình huống xấu để chủ động khi xử lý sự cố. Tránh việc bị hoảng loạn, mất kiểm soát dẫn đến các tai nạn giao thông không đáng có.
Trên đây là 6 tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô thường gặp phải. Trong mọi hoàn cảnh yêu cầu bạn phải thật sự bình tĩnh để xử lý. Hy vọng rằng, với những chia sẻ của Powersteam sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Xem thêm: Độ đèn ô tô có bị phạt không?
PowerSteam.vn là blog xe ô tô chuyên chia sẻ và đánh giá xe ô tô cung cấp các kiến thức, thông tin, tư vấn và nhận định một cách khách quan và có tính chuyên sâu về lĩnh vực ô tô. (Xem thêm)
Địa chỉ: 102 Lý Thái Tông, Đà Nẵng
Hotline: 0888 972 444 (Zalo)
Email: powersteam444@gmail.com
Giấy chứng nhận ĐKDN số 0402001765 cấp bởi Phòng ĐKKD Đà Nẵng ngày 20/09/2019
Comments
0 comment